[tintuc]Mỗi đứa trẻ là một thiên thần, chúng cần được bảo vệ và chăm sóc. Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải học hỏi kiến thức chăm sóc con và những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh để tránh những mối đe dọa sức khỏe của con.
Hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin dưới đây để mẹ có cách tắm và chăm sóc con yêu an toàn.

1. Tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào?
Ngoài ra, việc tắm cho trẻ lúc mấy giờ cũng còn tùy thuộc vào lịch sinh hoạt của mỗi gia đình nữa và tùy thuộc vào các mùa trong năm.

Mẹ có thể tắm cho bé vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Tốt nhất nên tắm cho bé vào thời gian buổi sáng sau 9h30, buổi chiều trước 4h30 tùy thuộc theo mùa.

Thường thì vào mùa hè, các bố mẹ thường tắm cho con vào buổi chiều hoặc tối tầm từ 16h-20h.

Với mùa đông, giờ tắm cho trẻ thường là từ 10h-16h.

Với đặc điểm trẻ thường ngủ sau khi được tắm (như là một hình thức thư giãn). Vì vậy tốt nhất hết mẹ hãy tắm bé vào khoảng thời gian trước khi bé ngủ.

2, Tắm cho trẻ sơ sinh trong bao lâu
Mẹ chỉ nên cho bé tắm từ 4 – 5 phút/lần tắm.

15 luu y khi tam cho tre so sinh

3, Có cần thường xuyên tắm cho trẻ sơ sinh không?Vào mùa hè, mẹ hãy duy trì tắm cho trẻ 1 lần/ ngày. Còn với mùa đông chỉ nên tắm 2-3 lần. Tuy nhiên, mẹ phải thường xuyên kiểm tra và lau người cho bé.

4, Nhiệt độ nước tắm của trẻ sơ sinhNước ấm là lựa chọn tốt nhất, kể cả vào mùa hè nóng nực cũng không nên dùng nước mát bởi nhiệt độ của trẻ không giống như ở người lớn. Nhiệt độ nước tắm cho bé thích hợp nhất là khoảng 38 độ C.
5, Nhiệt độ phòng tắm cho trẻ sơ sinhMẹ nên tắm cho bé trong phòng kín, nếu trẻ quá nhỏ mẹ hãy tắm cho con ở phòng ngủ luôn để tránh gió lùa, nên để nhiệt độ trong phòng là 28-30 độ C và duy trì nhiệt độ ấm áp.

6, Độ sâu của nước
Độ sâu của nước trong chậu phải đảm bảo không để bé cảm thấy lạnh và hở từ phần cổ trở lên. Đối với những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên để mực nước trong chậu cao khoảng 13cm, đủ để toàn thân bé được ngâm vào nước và từ phần vai thì hở.

15 luu ý khi tam cho tre so sinh

Còn những bé trên 6 tháng tuổi, mẹ hãy giữ mực nước cao tới eo khi bé ngồi trong chậu tắm. Mẹ nên nhớ chỉ xem xét độ sâu khi đã tắt vòi nước và kiểm tra nhiệt độ nhé.

7, Có nên dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh không?Mẹ có thể sử dụng sữa tắm, xà bông chuyên dành cho trẻ sơ sinh nhưng chỉ nên bắt đầu dùng khi bé đã được 4 – 6 tuần tuổi. Khi mua các sản phẩm này, mẹ cần xem kỹ thành phần để chắc chắn không ảnh hưởng tới làn da của bé nhé. ữa tắm và dầu gội cho bé.

Quan trọng hơn cả là mẹ cần chọn loại sữa tắm ít chất tẩy và an toàn cho da của bé. Xà phòng tắm và gội cho bé có thể làm cho da bé bị khô hay kích ứng nhẹ làm cho da ửng đỏ.

8, Không để trẻ sơ sinh trong chậu một mình
Trong quá trình tắm cho bé, mẹ tuyệt đối không để bé ở lại một mình trong phòng tắm, dù chỉ là vài giây. Trẻ sơ sinh có thể bị chết đuối chỉ với mực nước 3cm. Do đó, hãy chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần sử dụng khi tắm để không phải “chạy đi chạy lại”. Nếu có người bấm chuông hoặc gọi điện thoại mà mẹ bắt buộc phải trả lời thì hãy quấn bé thật ấm vào khăn và bế bé theo cùng nhé.

9, Trò chuyện với trẻ
Khi tắm, me hãy trò chuyện cùng bé để thu hút sự chú ý của bé, khiến bé không còn quẫy đạp, gây khó khăn cho những động tác của mẹ. Đó cũng chính là cách giúp gắn kết tình cảm giữa hai mẹ con.

10, Có nên tắm nước lá cho trẻ sơ sinh
Không hết tắm nước lá cho trẻ sơ sinh vì không đảm bảo an toàn, trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng, bệnh ngoài da… Nước sôi để nguội là tốt nhất cho trẻ.

11, Cố định thời gian tắm cho trẻ sơ sinh
Mẹ hãy duy trì thói quen tắm cho trẻ theo thời gian biểu ăn, ngủ của trẻ, để trẻ tâp được thói quen tốt cho cơ thể và quá trình phát triển.

12, Massage cho trẻ trước khi tắm.
Nhiều mẹ không biết massage cho trẻ trước khi tắm sẽ giúp cho trẻ dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều.
15 luu ý khi tam cho tre so sinh

13, Theo dõi cảm nhận của trẻ
Đa số trẻ sơ sinh thích nước, nhưng cũng có nhiều trẻ không thích. Nếu trẻ không thích ở trong nước, mẹ hãy tắm cho trẻ thật nhanh.

14, Lau khô cho trẻ cẩn thận
Mẹ hãy lau khô thật kỹ cho trẻ nhất là ở các phần có nếp gấp như cổ tay, cổ chân, háng, cổ, hậu môn vì nước đọng có thể khiến trẻ bị lạnh và dễ bị hăm.

15, Không nên tắm cho trẻ sơ sinh khi nào?
- Khi trẻ sơ sinh vừa ăn no xong.
- Khi trẻ sơ sinh cảm lạnh, hâm hâm sốt.
- Khi da trẻ sơ sinh đang chịu tổn thương.
- Khi trẻ sơ sinh vừa nôn, trớ.
- Sau khi trẻ sơ sinh đi tiêm phòng.
- Trước giờ ngủ của trẻ sơ sinh vào ban đêm.
- Tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ.
- Không nên tắm lúc trẻ đang buồn ngủ.
- Không nên tắm lúc trẻ đang đói bụng.

Trên đây là 15 lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh mà chuyên mục đã chia sẻ để giữ an toàn cho trẻ. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.[/tintuc]. 

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm