[tintuc]Việc cho con bú đúng cách không thực sự khó, nhưng trên thực tế không phải bà mẹ nào cũng biết cách để cho con bú đúng cách. Hôm nay, chúng tôi xin hướng dẫn cách cho con bú đúng cách để mẹ có thể biết và nuôi con tốt hơn.

Với những bà mẹ trẻ mới sinh con lần đầu, cho con bú còn khá bối rối và nhiều băn khoăn không biết hỏi ai? Dưới đây là những thông tin về cho con bú đúng cách các mẹ hãy cùng tham khảo.

Những điểm cần lưu ý để cho con bú đúng cách
- Sau khi bé chào đời, hãy cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt.
- Đừng cho bé ngậm ti giả cho đến khi bé hoàn toàn quen với việc bú mẹ. Việc này có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần sau khi bé chào đời.
- Đừng cho bé uống nước hay sữa ngoài mà hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn. Vì bé bú mẹ càng thường xuyên thì bạn sẽ càng có nhiều sữa hơn.
- Hãy luôn ở bên cạnh con có thể cho bé bú thường xuyên.
- Thông thường bạn sẽ mất vài ngày để đợi “sữa về”. Nhưng đừng lo vì hãy cứ cho con bú mẹ vì ngực bạn sẽ sản sinh ra một lượng sữa non, rất tốt cho trẻ sơ sinh. Sữa non giàu năng lượng, dễ tiêu hóa và chứa nhiều chất đề kháng.

Hướng dẫn cho con bú đúng cách
Giữ con: Ôm con để con đối mặt với bạn, mặt con áp sát ngực mẹ, cằm bé chạm tới đầu ti, mũi không bị chặn, và đầu hơi ngả về sau.
Bi quyet cho con bu dung cach

Khuyến khích con há miệng: Áp cằm bé vào ngực và chà xát môi trên và mũi bằng núm vú để khuyến khích trẻ mở rộng miệng. Bạn có thể giúp con thoải mái hơn bằng cách nói chuyện, khuyến khích bé mở miệng rồi sau đó đưa đầu ti vào miệng con để bé bú.

Ngậm núm: Khi trẻ đã mở rộng miệng, hướng núm vú về vòm miệng. Bé sẽ ngậm núm và phần lớn nhũ hoa (phần sẫm màu quanh núm vú) trong miệng. Phần nhũ hoa lộ ra bên trên miệng sẽ nhiều hơn bên dưới miệng. Hãy chú ý đừng để lưỡi bé cuốn vào trong mà phải nằm trên hàm dưới. Lúc này, đầu ti của bạn sẽ nằm trên lưỡi của bé, từ đó con có thể bú sữa thoải mái hơn.
Kiểm tra tư thế ngậm núm: Mẹ nên nghĩ về cảm giác khi trẻ bắt đầu bú. Có đau không? Kéo trẻ lại gần một chút thì sao? Còn đau không? Nếu còn, nhẹ nhàng đưa trẻ ra và bắt đầu lại. Trẻ sẽ lấy sữa nhờ sự kết hợp của động tác mút và tạo áp suất ngậm trong miệng. Bạn cũng có thể thấy cảm giác ngứa ran, khi sữa bắt đầu chảy bạn sẽ thấy động tác mút/nuốt của trẻ nhịp nhàng hơn.

Tiếp tục cho con bú: Trẻ sẽ mút nhanh lúc đầu và chậm dần về sau. Trẻ nhỏ thường sẽ ngủ quên trước khi bú no. Thay tã cho trẻ trong khi bú thường sẽ có tác dụng nhắc nhở trẻ rằng chúng vẫn chưa bú xong.

Bi quyet cho con bu dung cach

Kết thúc quá trình cho con bú: Thông thường, trẻ sẽ tự ngưng bú và nhả ra. Nếu muốn ngưng cho trẻ bú, mẹ có thể nhẹ nhàng thò ngón út vào khóe miệng bé để làm ngưng động tác mút của bé. Bé sẽ sớm cho bạn biết là mình còn đói hay không.

Ngoài ra, bạn có thể để con dùng bản năng tự tìm đến đầu ti, hay ôm mẹ đòi bú. Kỹ năng này đòi hỏi cả mẹ và bé đều phải ở trong tư thế thoải mái, bạn chỉ cần đỡ con trong khi bé bú. .

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe nói tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng tới việc cho con bú nhưng thực tế thì đúng là như vậy. Theo kết quả thực nghiệm khoa học, việc cho con bú gặp các chướng ngại về tâm lý có thể làm giảm lượng sữa cơ thể sản xuất được so với các phụ nữ khác. Vì vậy, hãy giữ cho tinh thần thoải mái khi cho con bú. Hơn nữa, trải nghiệm cho con bú này cũng chỉ có thể có được 1 hay 2 lần trong đời, thế nên hãy trân trọng những giây phút này.

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy cần phải chăm sóc thật tốt cho từng cử bú của trẻ thêm an toàn đầy đủ. Mong là những hướng dẫn trên sẽ giúp các mẹ biết cách cho con bú đúng cách và chăm sóc con tốt hơn. [/tintuc]. 

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm