[tintuc]Xét nghiệm khi mang thai là điều cần thiết để kiểm tra và phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé trong thời kỳ mang thai.

9 xet nghiem quan trong trong thao ky me bau can biet

1. Trước khi thụ thai - Sàng lọc di truyềnTheo Webmd, xét nghiệm sàng lọc di truyền được thực hiện trước khi bắt đầu mang thai, nhưng nó cũng có thể được thực hiện tại các cuộc hẹn khám tiền sản đầu tiên khoảng 8 tuần hoặc lâu hơn. Sàng lọc di truyền được thực hiện để phát hiện xem cha mẹ có mắc một số rối loạn di truyền nghiêm trọng hay không. Dù họ không mắc bệnh nhưng có thể mang một loại gen bệnh lây truyền cho con cái.

Các sàng lọc được thực hiện thông qua xét nghiệm nước bọt hoặc máu của cả cha và mẹ. Ngoài ra, nó cũng dựa trên lịch sử bệnh tật của cha mẹ và gia đình.

2. Kiểm tra miễn dịch RubellaThông thường, rubella được tiêm chủng phòng ngừa khi bạn còn bé. Tuy nhiên, nếu chưa tiêm, virus rubella sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai, có thể gây dị tật bẩm sinh như điếc, đục thủy tinh thể và các khuyết tật tim bẩm sinh, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Phụ nữ cần làm xét nghiệm này trước khi thụ thai và có thể tiêm chủng ngừa sau đó và không nên tiêm ngừa rubella khi mang thai. Lưu ý bạn không nên mang thai trong 3 tháng sau khi tiêm ngừa.

3. Xét nghiệm máuMột trong những xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ chính là thử máu (CBC). Có 3 chỉ số quan trọng được tìm thấy trong kết quả thử nghiệm CBC đó là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của thai phụ.


9 xet nghiem quan trong trong thai ky me bau can biet

Hemoglobin là một loại protein trong máu cung cấp oxy cho các tế bào, hematacrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Nếu hemoglobin hoặc hematacrit thấp là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt, cản trở sự phát triển của thai nhi. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để mang oxy vào hồng cầu.

Ngoài việc kiểm tra các thành phần tế bào của máu, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện xem thai phụ có bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như HIV/AIDS, giang mai, herpes, viêm gan B, C... hay không.

4. Xét nghiệm nước tiểuPhụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều hơn so với trước khi có thai. Bởi vậy, việc xét nghiệm nước tiểu nên được tiến hành định kỳ trong thai kỳ. Nó giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ như dư lượng glucose trong nước tiểu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng, vận động thích hợp.

Dư đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng phù hoặc cao huyết áp, mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật cao.

5. 10 tuần - Kiểm tra CVSXét nghiệm chọc hút gai nhau (VCS) là phương pháp lấy mẫu lông nhung màng đệm để phát hiện các vấn đề về nhiễm sắc thể. CVS được thực hiện trong khoảng tuần thứ 10 đến tuần 12 của thai kỳ, có mục đích phát hiện sớm các bất thường của thai nhi trước khi chọc ối.

Xét nghiệm này thường được đề nghị cho thai phụ trên 35 tuổi và gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gen hoặc đã từng sinh con không bình thường.

6. 16 tuần - Chọc dò nước ốiChọc ối là thử nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất của hầu hết thai phụ, bởi nước ối chứa các tế bào từ da của em bé và các cơ quan trong tử cung của mẹ. Đây là phương pháp sử dụng để chẩn đoán giới tính thai nhi, tầm soát Down và một số khuyết tật ống thần kinh… Chọc ối thường được thực hiện khoảng giữa tuần thứ 16 đến 20.

Phụ nữ trên 35 tuổi được khuyến nghị tiến hành chọc ối vì bất thường nhiễm sắc thể sẽ tăng lên theo tuổi của người mẹ. Những người có tiền sử sinh con khuyết tật hoặc gia đình có người bị dị tật bẩm sinh cũng nên làm xét nghiệm chọc ối.

7. 20 tuần - Sàng lọc AFPXét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP) thường được thực hiện từ tuần thứ 15 đến 20 của thai kỳ. Nó là một chất của thai nhi và được tìm thấy trong nước ối, máu thai nhi và máu của người mẹ. Mức độ bất thường của AFP có thể chỉ ra một khiếm khuyết về ống thần kinh, hội chứng Down, thiếu ôi ở mẹ hay chỉ ra các biến chứng sau này như tăng nguy cơ thai chết lưu.

Xét nghiệm AFP giúp bác sĩ sản khoa quan sát chặt chẽ hơn quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi để đưa ra những chỉ dẫn tốt nhất cho thai phụ.

8. Tuần 28 - Kiểm tra glucosePhụ nữ mang thai nên xét nghiệm dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 25 và 28. Những thai phụ có lượng glucose cao sau các xét nghiệm sàng lọc sẽ được thử nghiệm dung nạp glucose. Nếu kết quả cho mức độ đường cao, người mẹ cần được theo dõi cẩn thận.

Thai nhi có thể bị quá cân, sinh non, dị tật bẩm sinh và các biến chứng nghiêm trọng do áp lực máu khi người mẹ mắc tiểu đường không kiểm soát. Điều này có thể do thai nhi sản xuất thêm insulin từ lượng đường dư trong máu của mẹ, các insulin thêm vào được lưu trữ dưới dạng mô mỡ, thường ở vai hoặc người bé. Hầu hết phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường khi mang thai sẽ trở lại bình thường trong vòng vài ngày sau khi sinh.

9. 36 tuần - Strep nhóm BLiên cầu nhóm B (GBS) là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn có thể được tìm thấy trong âm đạo hoặc trực tràng của một phụ nữ mang thai. Kiểm tra này được thực hiện giữa tuần 35 và lần thứ 37 của thai kỳ.

Học viện Nhi khoa Mỹ cũng khuyến cáo tất cả phụ nữ có yếu tố nguy cơ trước khi được sàng lọc GBS (ví dụ, phụ nữ sinh non đã bắt đầu trước 37 tuần tuổi thai) cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh IV để giảm thiểu nguy cơ thai nhi bị nhiễm liên cầu khuẩn.[/tintuc]. 

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm