[tintuc]
Nghẹt mũi sẽ dẫn đến việc thở khó khăn với trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ cần chú ý làm sạch đường thở của bé để bé không bị khó chịu. Hút mũi là một trong những cách đơn giản giúp mũi bé thông thoáng. Hút mũi sai cách có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ cần nắm rõ cách hút mũi an toàn cho bé.
1. Khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh?
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu vì vậy bé rất dễ mắc cách bệnh cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi. Khi đường thở bị tắc nghẽn bé sẽ khó chịu, thở khò nghè, chán ăn và ngủ kếm. Nếu nghẹt mũi kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Vì vậy việc làm thông thoáng đường thở cho bé là vô cùng quan trọng.
Trẻ sơ sinh chưa tự biết xì mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài vì vậy mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để giúp mũi bé thông thoáng. Mẹ chỉ nên hút mũi cho con khi bé bị ốm, nghẹt mũi, khó thở. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng việc hút mũi quá nhiều vì sẽ gây khô, rát niêm mạc mũi. Tần suất hút mũi thích hợp là không quá 2 lần/ ngày.
2. Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinhBước 1: Mẹ đặt bé nằm trên một chiếc gối có độ cao vừa phải. Đặt bé nằm hơi nghiêng để giúp việc hút mũi dễ dàng hơn.
Bước 2: Mẹ nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để làm ẩm mũi cũng như dịch nhầy giúp tránh tổn thương niêm mạc mũi khi hút.
Bước 3: Mẹ cầm dụng cụ hút mũi bằng cách đặt ngón cái ở dưới đáy và ngón trỏ và ngón giữa giữ ở trên đầu. Sau đó dùng ngón cái bóp bình đẩy không khí từ trong bình ra ngoài để tạo môi trường chân không. Giữ nguyên vị trí tay.
Bước 4: Mẹ nhẹ nhàng giữ đầu bé nằm yên. Sau đó mẹ đặt ống hút vào một bên mũi của bé. Cuối cùng mẹ nhả ngón tay cái ra để tạo lực hút giúp hút dịch nhầy ra ngoài.
Bước 5: Bỏ ống hút ra ngoài và bóp mạnh bầu bình để đẩy dịch nhầy ra khỏi ống. Sau đó rửa sạch ống hút.
3. Lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh
Hút mũi sai cách sẽ ảnh hưởng không tốt đến mũi của bé. Vì vậy khi hút mũi cho con, mẹ cần chú ý các lưu ý sau đây:
- Mẹ không được hút mũi cho bé nhiều hơn 2 lần/ ngày để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
- Không hút mũi cho bé khi vừa ăn no xong vì dễ gây ói mửa. Thời gian hoàn hảo để hút mũi là sau khi ăn 30 phút hoặc lúc bé đang ngủ.
- Mẹ không được dùng miệng để hút trực tiếp mũi cho bé. Vì hệ thống miễn dịch của bé còn non yếu sẽ dễ lây nhiễm các loại virus từ mẹ.
- Mẹ chỉ được sử dụng thuốc nhỏ mũi phù hợp với trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho bé.
- Nếu sau 1 ngày bé vẫn nghẹt mũi thì nên đưa bé đến khám bác sĩ.
[/tintuc].
Nghẹt mũi sẽ dẫn đến việc thở khó khăn với trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ cần chú ý làm sạch đường thở của bé để bé không bị khó chịu. Hút mũi là một trong những cách đơn giản giúp mũi bé thông thoáng. Hút mũi sai cách có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ cần nắm rõ cách hút mũi an toàn cho bé.
1. Khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh?
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu vì vậy bé rất dễ mắc cách bệnh cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi. Khi đường thở bị tắc nghẽn bé sẽ khó chịu, thở khò nghè, chán ăn và ngủ kếm. Nếu nghẹt mũi kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Vì vậy việc làm thông thoáng đường thở cho bé là vô cùng quan trọng.
Trẻ sơ sinh chưa tự biết xì mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài vì vậy mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để giúp mũi bé thông thoáng. Mẹ chỉ nên hút mũi cho con khi bé bị ốm, nghẹt mũi, khó thở. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng việc hút mũi quá nhiều vì sẽ gây khô, rát niêm mạc mũi. Tần suất hút mũi thích hợp là không quá 2 lần/ ngày.
2. Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinhBước 1: Mẹ đặt bé nằm trên một chiếc gối có độ cao vừa phải. Đặt bé nằm hơi nghiêng để giúp việc hút mũi dễ dàng hơn.
Bước 2: Mẹ nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để làm ẩm mũi cũng như dịch nhầy giúp tránh tổn thương niêm mạc mũi khi hút.
Bước 3: Mẹ cầm dụng cụ hút mũi bằng cách đặt ngón cái ở dưới đáy và ngón trỏ và ngón giữa giữ ở trên đầu. Sau đó dùng ngón cái bóp bình đẩy không khí từ trong bình ra ngoài để tạo môi trường chân không. Giữ nguyên vị trí tay.
Bước 4: Mẹ nhẹ nhàng giữ đầu bé nằm yên. Sau đó mẹ đặt ống hút vào một bên mũi của bé. Cuối cùng mẹ nhả ngón tay cái ra để tạo lực hút giúp hút dịch nhầy ra ngoài.
Bước 5: Bỏ ống hút ra ngoài và bóp mạnh bầu bình để đẩy dịch nhầy ra khỏi ống. Sau đó rửa sạch ống hút.
3. Lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh
Hút mũi sai cách sẽ ảnh hưởng không tốt đến mũi của bé. Vì vậy khi hút mũi cho con, mẹ cần chú ý các lưu ý sau đây:
- Mẹ không được hút mũi cho bé nhiều hơn 2 lần/ ngày để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
- Không hút mũi cho bé khi vừa ăn no xong vì dễ gây ói mửa. Thời gian hoàn hảo để hút mũi là sau khi ăn 30 phút hoặc lúc bé đang ngủ.
- Mẹ không được dùng miệng để hút trực tiếp mũi cho bé. Vì hệ thống miễn dịch của bé còn non yếu sẽ dễ lây nhiễm các loại virus từ mẹ.
- Mẹ chỉ được sử dụng thuốc nhỏ mũi phù hợp với trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho bé.
- Nếu sau 1 ngày bé vẫn nghẹt mũi thì nên đưa bé đến khám bác sĩ.
[/tintuc].