[tintuc]Chắc chắn nhiều chị em gần kề ngày dự kiến sinh đang băn khoăn về việc lựa chọn đồ dùng để mang vào viện khi đi sinh. Bao nhiêu bộ quần áo cho mẹ và bé là đủ, những đồ dùng nào mới thực sự cần thiết trong khi mẹ bầu đau đẻ chuyển dạ, chỉ có 2 vợ chồng đưa nhau vào viện, nhà thì xa, lấy đâu thời gian đi lại nhiều lần để chốc lát về nhà lấy thêm đồ dùng. Mua sắm ở bệnh viện thì đôi khi người nhà không mua đúng ý mẹ bầu hoặc đắt đỏ tốn kém.
Trong cả “núi" đồ dùng sơ sinh mẹ đã sắm cho bé, khi vào viện đi sinh các mẹ nên mang theo những gì vừa đầy đủ mà gọn nhẹ nhất đây?
Dưới đây sẽ là bài hướng dẫn các mẹ bầu chuẩn bị và sắp đồ mang vào bệnh viện.
1. Đồ dùng cần mang vào việna. Quần áo, đồ dùng dành cho bé sơ sinh
- Khăn xô quấn bé: 2 chiếc, 1 chiếc để quấn bé, 1 chiếc gấp lại làm gối cho bé.
- Khăn ủ quấn bé: 1 chiếc.
- Chăn cho bé: 1 chiếc, dùng đắp hoặc quấn ngoài cùng nếu thời tiết lạnh.
- Quần áo sơ sinh:
+ 3 bộ quần áo dài tay, 2 áo giêlê, 2 đôi bao tay chân, 3 mũ đội đầu. Chuẩn bị 3 túi nilong trắng, trong đó: 2 túi ghi nhãn “Túi đồ tắm bé” – mỗi túi này sẽ gồm 1 bộ quần áo dài tay, 1 đôi bao tay chân, 1 mũ đội đầu, 1 miếng tã dán sơ sinh. Mình không sử dụng miếng lót sơ sinh như nhiều mẹ nên không mang theo quần đóng bỉm. Dùng tã dán vừa tiện lợi, tránh chống tràn, tiết kiệm được khoản thay giặt quần đóng bỉm. Việc sắp sẵn từng túi như vậy, mỗi ngày nữ hộ sinh đến đón bé đi tắm sẽ mang theo túi đồ rất nhanh gọn; 1 túi ghi nhãn “Đồ sơ sinh đưa cho bác sĩ”: Gồm 1 bộ quần áo cho bé sơ sinh, 1 tã dán, 1 mũ đội đầu, 1 gói băng quấn rốn, 1 khăn xô quấn bé. Một số bệnh viện sản phụ sẽ phải chủ động gửi nữ hộ sinh đồ dùng cho bé các mẹ nhé, đặc biệt là mẹ sinh mổ. Trong khi mẹ đang nằm trong phòng sinh, họ sẽ gọi người nhà đưa túi đồ này. Nên đóng gói sẵn như vậy thì người nhà mình sẽ không mất công tìm đồ nữa.
- Túi “Bình sữa và sữa bột”: Dùng đề phòng trong trường hợp sữa mẹ chưa về. Hoặc trong tình huống, bệnh viện chưa giao con cho sản phụ ngay, nữ hộ sinh sẽ yêu cầu người nhà chuẩn bị sữa bình cho bé. Đằng sau túi ghi cả hướng dẫn cách pha sữa cho bác sỹ và cả người nhà.
+ 1 bình sữa cho bé, lựa chọn bình loại 120 ml.
+ 2 thanh sữa cho bé mới sinh: lựa chọn sữa thanh thay vì mua cả 1 hộp 400 gram vì mình xác định nuôi con bằng sữa mẹ, không lệ thuộc vào sữa ngoài nên sử dụng sữa thanh là lựa chọn hợp lý trong thời gian ngắn.
- 1 lọ nước muối sinh lý 10 ml, tăm bông dùng cho trẻ sơ sinh: để vệ sinh mắt mũi cho bé những ngày ở viện.
- 1 lọ dầu tràm: mẹ và bé có thể sử dụng khi thời tiết se lạnh để giữ ấm cơ thể.
- 2 túi gạc rơ lưỡi.
- 2 băng rốn.
- 1 hộp giấy ướt.
- 1 cuộn giấy vệ sinh.
- 10 tã dán sơ sinh.
- 1 miếng lót cao su dùng thay tã hoặc đặt bé nằm cho sạch sẽ.
b. Quần áo, đồ dùng cho mẹ
- 3 miếng bỉm cho mẹ
- 2 miếng băng vệ sinh cho mẹ, mẹ nào dùng miếng lót sơ sinh cho con thì dùng chung với con, không phải mang theo băng vệ sinh nữa. Sau khi đóng bỉm thì dùng miếng băng vệ sinh này cho gọn nhẹ.
- 5 chiếc quần lót dùng 1 lần, nên chọn loại cotton cho thoải mái dễ chịu thay vì loại quần giấy bí bức.
- 1 bộ quần áo cho mẹ mặc khi xuất viện, 2 đôi tất chân.
- 1 chiếc khăn choàng cỡ lớn: khăn này mình có thể dùng để đắp, choàng cả người hoặc dùng che chắn khi bế bé lúc xuất viện.
- 1 chiếc khăn mặt.
- Bàn chải đánh răng và 1 tuýp kem đánh răng mini.
- 1 chiếc lược: chải đầu tóc cho gọn gàng, hoặc để mát-xa bầu ngực cho sữa mẹ nhanh về.
- 1 thỏi son đỏ: bôi chút son đỏ lên trán bé khi xuất viện.
- 1 hộp sữa đặc và 1 hộp tinh bột nghệ, 4-5 gói trà thảo mộc lợi sữa: uống ngay sau sinh đề phòng hậu sản và giúp sữa mẹ nhanh về.
- 1 túi nhỏ: đựng toàn bộ các đồ cá nhân nhỏ gọn của cả mẹ và bé.
- Ngoài ra, mình chuẩn bị thêm 1 số đồ dùng khác như: ống hút, cốc và thìa uống nước, khăn giấy khô để lau chùi cho mẹ và bé nếu cần.
- Và đặc biệt, các mẹ không thể quên “Bộ hồ sơ sinh” là các giấy tờ xét nghiệm đã thực hiện trước đó, sổ khám thai, chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu. Tốt nhất là các mẹ mang cả bản gốc và bản photocopy đi để phòng hành chính bệnh viện đối chiếu nếu cần.
2. Sắp xếp túi đồ khoa học, gọn nhẹ
Với các đồ dùng như trên, giờ chúng ta sắp xếp vào túi đồ xách đi sinh sao cho gọn gàng nhất nhé.
- Túi thứ 1: Đa số các đồ dùng quần áo, tã bỉm sẽ cất trong chiếc túi du lịch này. Người nhà sẽ phụ trách xách, trông coi chiếc túi này vì nó nặng hơn.
Các bạn sắp xếp theo thứ tự, đồ to, chưa sử dụng để xuống dưới cùng (ví dụ “Túi quần áo của mẹ”), đồ nhỏ gọn, đưa cho bác sĩ đặt ngay trên đầu túi.
- Túi thứ 2: Mình sẽ mang theo bên người, giao lại cho người nhà khi vào phòng sinh, mình để: Hồ sơ sinh, Đồ dùng cá nhân, 2 chiếc bỉm, 2 chiếc quần lót dùng 1 lần, 1 cuộn giấy vệ sinh trong túi này.
3. Kinh nghiệm khi chuẩn bị đồ vào viện đi sinh
- Nhiều mẹ xách cả chiếc làn nhựa vào viện nhưng không nên, vì thứ nhất làn nhựa hở bụi bẩn dễ bám vào đồ dùng của em bé. Thứ hai làn nhựa to, cồng kềnh và rất nặng. Nên chọn túi du lịch không thấm nước, nhét đồ cho gọn gàng, sạch sẽ.
- Dặn dò người nhà (1-2 người) sẽ đi vào viện cùng về thứ tự sắp xếp các đồ dùng, trong mỗi túi có những gì để mọi người biết trước, tránh mất công đi tìm, đi mua.
- Không nên mang theo quá nhiều đồ vào viện lúc đi sinh. Bạn chỉ cần mang gọn nhẹ, các đồ cơ bản đủ dùng trong 1-2 ngày đầu. Kể cả các bạn sinh mổ xác định nằm viện 5-7 ngày, mình có thể nhờ người nhà về lấy sau. Những đồ lấy sau, cũng nên chuẩn bị riêng trong một chiếc túi hoặc dặn người nhà trước.
- Các đồ dùng như cặp lồng cơm, chậu nhựa, phích nước, chiếu nằm (cho người nhà sản phụ) có thể thuê hoặc sử dụng dịch vụ của bệnh viện tránh mang theo cồng kềnh.
- Toàn bộ nữ trang đeo trên người trước khi đi sinh các mẹ nên để ở nhà. Tiền và giấy tờ tùy thân giao cho người thân. Điện thoại di động nên để vào 1 chiếc túi có dây treo để quấn vào tay hoặc đeo bên mình được khi vào phòng sinh. Nếu có vấn đề gì cần có thể gọi ngay cho gia đình. Nếu gặp ca đỡ đẻ dễ tính thậm chí bạn có thể nhờ họ chụp lại 1 vài bức hình đầu đời của con. Hy vọng các mẹ bầu sẽ có ca vượt cạn thành công, suôn sẻ![/tintuc].
Trong cả “núi" đồ dùng sơ sinh mẹ đã sắm cho bé, khi vào viện đi sinh các mẹ nên mang theo những gì vừa đầy đủ mà gọn nhẹ nhất đây?
Dưới đây sẽ là bài hướng dẫn các mẹ bầu chuẩn bị và sắp đồ mang vào bệnh viện.
1. Đồ dùng cần mang vào việna. Quần áo, đồ dùng dành cho bé sơ sinh
- Khăn xô quấn bé: 2 chiếc, 1 chiếc để quấn bé, 1 chiếc gấp lại làm gối cho bé.
- Chăn cho bé: 1 chiếc, dùng đắp hoặc quấn ngoài cùng nếu thời tiết lạnh.
- Quần áo sơ sinh:
+ 3 bộ quần áo dài tay, 2 áo giêlê, 2 đôi bao tay chân, 3 mũ đội đầu. Chuẩn bị 3 túi nilong trắng, trong đó: 2 túi ghi nhãn “Túi đồ tắm bé” – mỗi túi này sẽ gồm 1 bộ quần áo dài tay, 1 đôi bao tay chân, 1 mũ đội đầu, 1 miếng tã dán sơ sinh. Mình không sử dụng miếng lót sơ sinh như nhiều mẹ nên không mang theo quần đóng bỉm. Dùng tã dán vừa tiện lợi, tránh chống tràn, tiết kiệm được khoản thay giặt quần đóng bỉm. Việc sắp sẵn từng túi như vậy, mỗi ngày nữ hộ sinh đến đón bé đi tắm sẽ mang theo túi đồ rất nhanh gọn; 1 túi ghi nhãn “Đồ sơ sinh đưa cho bác sĩ”: Gồm 1 bộ quần áo cho bé sơ sinh, 1 tã dán, 1 mũ đội đầu, 1 gói băng quấn rốn, 1 khăn xô quấn bé. Một số bệnh viện sản phụ sẽ phải chủ động gửi nữ hộ sinh đồ dùng cho bé các mẹ nhé, đặc biệt là mẹ sinh mổ. Trong khi mẹ đang nằm trong phòng sinh, họ sẽ gọi người nhà đưa túi đồ này. Nên đóng gói sẵn như vậy thì người nhà mình sẽ không mất công tìm đồ nữa.
- Túi “Bình sữa và sữa bột”: Dùng đề phòng trong trường hợp sữa mẹ chưa về. Hoặc trong tình huống, bệnh viện chưa giao con cho sản phụ ngay, nữ hộ sinh sẽ yêu cầu người nhà chuẩn bị sữa bình cho bé. Đằng sau túi ghi cả hướng dẫn cách pha sữa cho bác sỹ và cả người nhà.
+ 1 bình sữa cho bé, lựa chọn bình loại 120 ml.
+ 2 thanh sữa cho bé mới sinh: lựa chọn sữa thanh thay vì mua cả 1 hộp 400 gram vì mình xác định nuôi con bằng sữa mẹ, không lệ thuộc vào sữa ngoài nên sử dụng sữa thanh là lựa chọn hợp lý trong thời gian ngắn.
- 1 lọ nước muối sinh lý 10 ml, tăm bông dùng cho trẻ sơ sinh: để vệ sinh mắt mũi cho bé những ngày ở viện.
- 1 lọ dầu tràm: mẹ và bé có thể sử dụng khi thời tiết se lạnh để giữ ấm cơ thể.
- 2 túi gạc rơ lưỡi.
- 2 băng rốn.
- 1 hộp giấy ướt.
- 1 cuộn giấy vệ sinh.
- 10 tã dán sơ sinh.
- 1 miếng lót cao su dùng thay tã hoặc đặt bé nằm cho sạch sẽ.
b. Quần áo, đồ dùng cho mẹ
- 3 miếng bỉm cho mẹ
- 2 miếng băng vệ sinh cho mẹ, mẹ nào dùng miếng lót sơ sinh cho con thì dùng chung với con, không phải mang theo băng vệ sinh nữa. Sau khi đóng bỉm thì dùng miếng băng vệ sinh này cho gọn nhẹ.
- 5 chiếc quần lót dùng 1 lần, nên chọn loại cotton cho thoải mái dễ chịu thay vì loại quần giấy bí bức.
- 1 bộ quần áo cho mẹ mặc khi xuất viện, 2 đôi tất chân.
- 1 chiếc khăn choàng cỡ lớn: khăn này mình có thể dùng để đắp, choàng cả người hoặc dùng che chắn khi bế bé lúc xuất viện.
- 1 chiếc khăn mặt.
- Bàn chải đánh răng và 1 tuýp kem đánh răng mini.
- 1 chiếc lược: chải đầu tóc cho gọn gàng, hoặc để mát-xa bầu ngực cho sữa mẹ nhanh về.
- 1 thỏi son đỏ: bôi chút son đỏ lên trán bé khi xuất viện.
- 1 hộp sữa đặc và 1 hộp tinh bột nghệ, 4-5 gói trà thảo mộc lợi sữa: uống ngay sau sinh đề phòng hậu sản và giúp sữa mẹ nhanh về.
- 1 túi nhỏ: đựng toàn bộ các đồ cá nhân nhỏ gọn của cả mẹ và bé.
- Ngoài ra, mình chuẩn bị thêm 1 số đồ dùng khác như: ống hút, cốc và thìa uống nước, khăn giấy khô để lau chùi cho mẹ và bé nếu cần.
- Và đặc biệt, các mẹ không thể quên “Bộ hồ sơ sinh” là các giấy tờ xét nghiệm đã thực hiện trước đó, sổ khám thai, chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu. Tốt nhất là các mẹ mang cả bản gốc và bản photocopy đi để phòng hành chính bệnh viện đối chiếu nếu cần.
2. Sắp xếp túi đồ khoa học, gọn nhẹ
Với các đồ dùng như trên, giờ chúng ta sắp xếp vào túi đồ xách đi sinh sao cho gọn gàng nhất nhé.
- Túi thứ 1: Đa số các đồ dùng quần áo, tã bỉm sẽ cất trong chiếc túi du lịch này. Người nhà sẽ phụ trách xách, trông coi chiếc túi này vì nó nặng hơn.
Các bạn sắp xếp theo thứ tự, đồ to, chưa sử dụng để xuống dưới cùng (ví dụ “Túi quần áo của mẹ”), đồ nhỏ gọn, đưa cho bác sĩ đặt ngay trên đầu túi.
- Túi thứ 2: Mình sẽ mang theo bên người, giao lại cho người nhà khi vào phòng sinh, mình để: Hồ sơ sinh, Đồ dùng cá nhân, 2 chiếc bỉm, 2 chiếc quần lót dùng 1 lần, 1 cuộn giấy vệ sinh trong túi này.
3. Kinh nghiệm khi chuẩn bị đồ vào viện đi sinh
- Nhiều mẹ xách cả chiếc làn nhựa vào viện nhưng không nên, vì thứ nhất làn nhựa hở bụi bẩn dễ bám vào đồ dùng của em bé. Thứ hai làn nhựa to, cồng kềnh và rất nặng. Nên chọn túi du lịch không thấm nước, nhét đồ cho gọn gàng, sạch sẽ.
- Dặn dò người nhà (1-2 người) sẽ đi vào viện cùng về thứ tự sắp xếp các đồ dùng, trong mỗi túi có những gì để mọi người biết trước, tránh mất công đi tìm, đi mua.
- Không nên mang theo quá nhiều đồ vào viện lúc đi sinh. Bạn chỉ cần mang gọn nhẹ, các đồ cơ bản đủ dùng trong 1-2 ngày đầu. Kể cả các bạn sinh mổ xác định nằm viện 5-7 ngày, mình có thể nhờ người nhà về lấy sau. Những đồ lấy sau, cũng nên chuẩn bị riêng trong một chiếc túi hoặc dặn người nhà trước.
- Các đồ dùng như cặp lồng cơm, chậu nhựa, phích nước, chiếu nằm (cho người nhà sản phụ) có thể thuê hoặc sử dụng dịch vụ của bệnh viện tránh mang theo cồng kềnh.
- Toàn bộ nữ trang đeo trên người trước khi đi sinh các mẹ nên để ở nhà. Tiền và giấy tờ tùy thân giao cho người thân. Điện thoại di động nên để vào 1 chiếc túi có dây treo để quấn vào tay hoặc đeo bên mình được khi vào phòng sinh. Nếu có vấn đề gì cần có thể gọi ngay cho gia đình. Nếu gặp ca đỡ đẻ dễ tính thậm chí bạn có thể nhờ họ chụp lại 1 vài bức hình đầu đời của con. Hy vọng các mẹ bầu sẽ có ca vượt cạn thành công, suôn sẻ![/tintuc].