Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn - Trực tràng Việt Nam cho biết, thực chất trĩ là đám rối mạch máu ở hậu môn bị cương lên, khi mạch máu to ra, cơ thể thấy lạ thì tống ra ngoài, thuật ngữ chuyên khoa gọi là đám rối trĩ. Mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh trĩ. Tuổi từ 15 trở lên và càng nhiều tuổi càng hay gặp.
Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị trĩ. Có thể trước khi mang thai người phụ nữ đã mắc và khi mang thai trĩ sẽ nặng hơn. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có 7-8 người bị bệnh lý này. Nguyên nhân do khi mang bầu, nội tiết thay đổi nên khả năng bị trĩ ở phụ nữ mang thai tăng lên. Thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra trĩ. Hơn nữa do rối loạn tiêu hoá khi mang thai, phụ nữ hay bị táo bón, khó đi cầu. Khi táo bón buộc phải rặn gây áp lực lên hậu môn, rặn lâu dài sẽ chuyển sang trĩ, búi trĩ to dần lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
Với những người phụ nữ có thai lại kèm thêm bệnh như viêm đại tràng, táo bón, gan, đái đường hay mắc một số bệnh cấp tính phải uống nhiều kháng sinh thì nguy cơ bị trĩ càng nặng hơn.
Bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như chất lượng sống, nhất là khi để diễn biến bệnh nặng. Đáng lo ngại, nhiều bệnh nhân vì cho rằng bệnh này “khó nói” nên âm thầm chịu đựng, ngại đến khám ở các cơ sở y tế mà thường dùng những biện pháp dân gian... Vì không điều trị đúng nên gây biến chứng nặng hơn.
Khi đó triệu chứng như chảy máu sẽ rầm rộ hơn, thậm chí có người chảy máu thành tia như cắt tiết gà, búi trĩ viêm sưng phồng cọ sát khi vận động khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Thậm chí, khi bệnh nặng đến độ 3, độ 4 thì các búi trĩ sẽ phát triển to gây sung huyết, sa búi trĩ gây tắc nghẽn mạch và buộc phải phẫu thuật.
Để tránh bị trĩ nói chung và phụ nữ trong thời kỳ mang thai nói riêng cần hạn chế ngồi quá lâu, ngồi 1 tiếng thì nên đứng dậy đi lại vận động. Thường xuyên vận động, như đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu. Thai phụ lúc nằm nghỉ ngơi nên nằm nghiêng về một bên, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nghiêng sang trái tốt nhất để giảm máu ứ tại vùng chậu và hậu môn.
Phụ nữ mang thai nên cố gắng tránh bị lị, táo bón và viêm đại tràng. Cần điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý. Uống đầy đủ nước, tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, thức ăn cay nóng… Ăn nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng như chuối, mồng tơi, khoai lang... hoa quả có tính mát. Một điều bệnh nhân bị trĩ nên hết sức tránh là ngồi xổm. Nếu phải ngồi xổm để làm một việc gì đó nên ngồi trên một chiếc ghế thấp.
Bị trĩ cần lưu ý:
+ Các bà bầu bị trĩ với mức độ nhẹ có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tạm thời như ngâm phần dưới cơ thể trong nước ấm từ 10 - 15 phút một vài lần mỗi ngày. Điều này giúp giảm bớt khó chịu, kích thích máu lưu thông, làm giảm cảm giác đau đớn.
+ Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần tiểu tiện. Càng nhịn đi tiêu, vệ sinh không sạch sẽ thì bệnh không có dấu hiệu giảm bớt đi mà lại càng trở nên nặng hơn. Lưu ý nếu trĩ lòi ra ngoài không nên sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi vệ sinh, nên rửa bằng nước ấm và dùng vải thấm khô. Bệnh nhân bị trĩ có thể dùng nước pha muối và lá trầu, chè xanh… không để vệ sinh hậu môn, không dùng xà phòng để rửa.
+ Ngoài ăn uống, vệ sinh có thể dùng thuốc (thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn…) hoặc tiêm ngay vào búi trĩ nhưng cần thận trọng. Thuốc dùng cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
Phẫu thuật là phương pháp lựa chọn cuối cùng và trị được tất cả các loại trĩ. Phụ nữ có thai vẫn có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên cần chú ý tránh 3 tháng đầu vì dễ gây sẩy thai và 3 tháng cuối thai kỳ vì dễ đẻ non.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, khi chữa trĩ, mọi người cũng cần lưu ý chữa các bệnh toàn thân để phối hợp điều trị. Mỗi người bị trĩ sẽ khác nhau nên không được dùng kinh nghiệm của người này để chữa cho người kia mà phải tùy theo mức độ, loại trĩ để điều trị. Bởi vậy để điều trị trúng đích cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
+ Ngoài ăn uống, vệ sinh có thể dùng thuốc (thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn…) hoặc tiêm ngay vào búi trĩ nhưng cần thận trọng. Thuốc dùng cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
Phẫu thuật là phương pháp lựa chọn cuối cùng và trị được tất cả các loại trĩ. Phụ nữ có thai vẫn có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên cần chú ý tránh 3 tháng đầu vì dễ gây sẩy thai và 3 tháng cuối thai kỳ vì dễ đẻ non.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, khi chữa trĩ, mọi người cũng cần lưu ý chữa các bệnh toàn thân để phối hợp điều trị. Mỗi người bị trĩ sẽ khác nhau nên không được dùng kinh nghiệm của người này để chữa cho người kia mà phải tùy theo mức độ, loại trĩ để điều trị. Bởi vậy để điều trị trúng đích cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
[/tintuc].