[tintuc]Các bà bầu có tâm lý chung là ai cũng muốn sinh con khỏe mạnh và thông minh nhưng các tư thế nghỉ ngơi và vận động hàng ngày lại chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Vậy với bà bầu, tư thế nằm nghỉ ngơi như thế nào là thoải mái, tốt nhất?
Tư thế ngủ khi mang thai là các tư thế thay đổi qua từng thời kỳ mang thai do sự phát triển của thai nhi, để giúp mẹ có thể ngon giấc hơn, thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Ba tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ bà bầu sẽ có xu hướng mệt mỏi và buồn ngủ hơn do sự gia tăng liên tục của hormone progesterone trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng khiến cho bà bầu có các triệu chứng đau ngực, đầy bụng, táo bón, đi tiểu nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bà bầu.
Mặt khác, những dấu hiệu của “ốm nghén” như chóng mặt, buồn nôn cũng làm cho bà bầu khó khăn hơn khi ngủ hoặc khi bị kích hoạt bởi mùi vị.
Vì vậy, bà bầu cần nghỉ ngơi nhiều và ngủ mỗi lúc có thể. Khi ngủ nên nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt bởi đây là vị trí tốt nhất đảm bảo sự lưu thông máu. Các bà bầu cũng có thể sử dụng thêm gối để đặt dưới bụng sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Hoặc các mẹ cũng có thể nằm ngửa để cho bụng bầu được dễ chịu. Nếu có thể, mỗi đêm các mẹ hãy cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm để cơ thể dần quen thuộc và giúp hình thành một lịch trình ổn định cho giấc ngủ.
Lưu ý, khi chợt thức dậy giữa đêm, không nên bật đèn có ánh sáng mạnh mà chỉ nên sử dụng đèn ngủ với lượng ánh sáng dịu nhẹ để có thể tiếp tục ngủ. Buổi tối tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều chất lỏng hoặc uống nhiều nước để hạn chế phải đi vệ sinh, gây gián đoạn giấc ngủ.
Ba tháng giữa thai kỳ
Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, các bà bầu đã dần bớt đi sự mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều biến đổi trong giai đoạn này khiến các bà bầu vẫn bị khó ngủ. Tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế, hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn khiến bà bầu phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu hoặc xuất hiện những giấc mơ về sự phát triển của thai nhi.
Trong trường hợp này, bà bầu nên ngủ trong tư thế nằm nghiêng bên trái và gối đầu cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược lên cổ. Đồng thời mẹ nằm nghiêng, đặt gối dưới bụng và sau lưng sẽ giúp giảm áp lực thai kỳ nặng nề.
Ba tháng cuối thai kỳ
Trong toàn bộ thai kỳ, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn khó ngủ nhất với bà bầu. Lúc này, thai nhi trong bụng hay chuyển động cộng thêm cân nặng tăng và tần suất đi tiểu quá nhiều khiến các bà bầu thường tỉnh táo vào ban đêm.
Với các mẹ đang trong tình trạng này có thể áp dụng tư thế ngủ nghiêng bên trái để lưu thông máu tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Ngoài ra, bạn có thể ôm một chiếc gối ngủ để giúp ngủ tốt hơn.
Nếu không thể ngủ, các mẹ đừng cố ngủ mà nên dậy xem tivi, nghe nhạc hoặc đọc sách… Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn tiếp tục ngủ trở lại. Hoặc bạn đang trong tình trạng bị chuột rút, hãy duỗi thẳng chân và uốn cong bàn chân sẽ giúp bạn giảm đau đớn hơn và ngủ tốt hơn.
Tư thế ngủ khi mang thai là các tư thế thay đổi qua từng thời kỳ mang thai do sự phát triển của thai nhi, để giúp mẹ có thể ngon giấc hơn, thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Ba tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ bà bầu sẽ có xu hướng mệt mỏi và buồn ngủ hơn do sự gia tăng liên tục của hormone progesterone trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng khiến cho bà bầu có các triệu chứng đau ngực, đầy bụng, táo bón, đi tiểu nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bà bầu.
Mặt khác, những dấu hiệu của “ốm nghén” như chóng mặt, buồn nôn cũng làm cho bà bầu khó khăn hơn khi ngủ hoặc khi bị kích hoạt bởi mùi vị.
Vì vậy, bà bầu cần nghỉ ngơi nhiều và ngủ mỗi lúc có thể. Khi ngủ nên nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt bởi đây là vị trí tốt nhất đảm bảo sự lưu thông máu. Các bà bầu cũng có thể sử dụng thêm gối để đặt dưới bụng sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Hoặc các mẹ cũng có thể nằm ngửa để cho bụng bầu được dễ chịu. Nếu có thể, mỗi đêm các mẹ hãy cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm để cơ thể dần quen thuộc và giúp hình thành một lịch trình ổn định cho giấc ngủ.
Lưu ý, khi chợt thức dậy giữa đêm, không nên bật đèn có ánh sáng mạnh mà chỉ nên sử dụng đèn ngủ với lượng ánh sáng dịu nhẹ để có thể tiếp tục ngủ. Buổi tối tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều chất lỏng hoặc uống nhiều nước để hạn chế phải đi vệ sinh, gây gián đoạn giấc ngủ.
Ba tháng giữa thai kỳ
Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, các bà bầu đã dần bớt đi sự mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều biến đổi trong giai đoạn này khiến các bà bầu vẫn bị khó ngủ. Tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế, hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn khiến bà bầu phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu hoặc xuất hiện những giấc mơ về sự phát triển của thai nhi.
Trong trường hợp này, bà bầu nên ngủ trong tư thế nằm nghiêng bên trái và gối đầu cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược lên cổ. Đồng thời mẹ nằm nghiêng, đặt gối dưới bụng và sau lưng sẽ giúp giảm áp lực thai kỳ nặng nề.
Ba tháng cuối thai kỳ
Trong toàn bộ thai kỳ, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn khó ngủ nhất với bà bầu. Lúc này, thai nhi trong bụng hay chuyển động cộng thêm cân nặng tăng và tần suất đi tiểu quá nhiều khiến các bà bầu thường tỉnh táo vào ban đêm.
Với các mẹ đang trong tình trạng này có thể áp dụng tư thế ngủ nghiêng bên trái để lưu thông máu tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Ngoài ra, bạn có thể ôm một chiếc gối ngủ để giúp ngủ tốt hơn.
Nếu không thể ngủ, các mẹ đừng cố ngủ mà nên dậy xem tivi, nghe nhạc hoặc đọc sách… Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn tiếp tục ngủ trở lại. Hoặc bạn đang trong tình trạng bị chuột rút, hãy duỗi thẳng chân và uốn cong bàn chân sẽ giúp bạn giảm đau đớn hơn và ngủ tốt hơn.
Lưu ý :
Ngoài việc nên chú ý đến tư thế nằm khi đang mang thai, bà bầu cần chú ý là không nên nằm giường cứng, kê, gối đầu quá cao và đắp chăn được làm từ sợi nhân tạo, đặc biệt là khi ngủ bạn phải có màn để tránh bị muỗi đốt mang theo bệnh dịch.
Đồng thời bạn không nên nằm ngủ nhiều. Nên dành thời gian luyện tập vận động và thể dục nhẹ nhàng để có được cơ thể khỏe mạnh, cũng như dễ cho quá trình sinh nở hơn. Khi luyện tập mẹ bầu cũng cần chú ý là luôn giữ mát cho cơ thể và tập luyện đều đặn trong khoảng 30 phút/ngày và 3 lần/tuần là mức hoạt động hợp lí nhất.
Trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, bạn không nên tập những động tác như nằm thẳng lưng.
Luôn luôn bổ sung năng lượng cho suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là nên uống nhiều nước trong và cả sau khi tập luyện.
Giữ cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái tinh thần, bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách. Có thể nghe nhạc, vẽ tranh hoặc làm toán để kích thích trí não cho thai nhi, giúp con sinh ra khỏe mạnh và thông minh hơn.
Ngoài việc nên chú ý đến tư thế nằm khi đang mang thai, bà bầu cần chú ý là không nên nằm giường cứng, kê, gối đầu quá cao và đắp chăn được làm từ sợi nhân tạo, đặc biệt là khi ngủ bạn phải có màn để tránh bị muỗi đốt mang theo bệnh dịch.
Đồng thời bạn không nên nằm ngủ nhiều. Nên dành thời gian luyện tập vận động và thể dục nhẹ nhàng để có được cơ thể khỏe mạnh, cũng như dễ cho quá trình sinh nở hơn. Khi luyện tập mẹ bầu cũng cần chú ý là luôn giữ mát cho cơ thể và tập luyện đều đặn trong khoảng 30 phút/ngày và 3 lần/tuần là mức hoạt động hợp lí nhất.
Trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, bạn không nên tập những động tác như nằm thẳng lưng.
Luôn luôn bổ sung năng lượng cho suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là nên uống nhiều nước trong và cả sau khi tập luyện.
Giữ cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái tinh thần, bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách. Có thể nghe nhạc, vẽ tranh hoặc làm toán để kích thích trí não cho thai nhi, giúp con sinh ra khỏe mạnh và thông minh hơn.
[/tintuc].