Dâu mới đón Tết nhà chồng thì sao, Tết vẫn ấm vị tình thân
Ngày Tết, nỗi lo lắng không biết quan tâm gia đình chồng, làm sai ý mẹ chồng, không biết thu vén cứ thế len lỏi vào trong từng giấc mơ, nép trong tiếng thở dài khe khẽ, điệu bộ khép nép của những nàng dâu mới. Hình như, những áp lực thậm chí là sợ hãi của nàng dâu mới đa phần đều mượn từ câu chuyện của người khác
Con gái lớn chưa lấy chồng thì Tết đến bị hỏi: Bao giờ lấy chồng. Báo tin hỉ thì bị dọa: Sao không để ra Giêng cưới? Cưới gần Tết rồi về làm "osin cho nhà chồng"? Câu chuyện ăn Tết nhà chồng với trăm ngàn nỗi khổ cứ như thế bắt đầu. Từ chuyện của cô bạn cùng công ty, hàng xóm hay cô em họ xa lắc lơ, thậm chí lượm lặt thêu dệt trong trí tưởng tượng của chính người kể. Là dâu mới, việc gì có lẽ cũng đến tay mà chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Bối rối không biết mua quà gì biếu bố mẹ chồng cho phải phép, đặt lễ gì đặt lên bàn thờ họ cho phải đạo, mua món ăn gì ngày Tết cho hợp khẩu vị gia đình, tặng các cháu quà gì cho đúng sở thích.
Rồi nhà mới cái gì cũng lạ, biết bắt đầu dọn dẹp từ đâu, cái gì nên bỏ, cái gì nên giữ, chỗ nào không nên chạm vào. Liệu trang hoàng nhà cửa có nên không hay lại bị trách vì lãng phí, vẽ vời.
Tết nào cũng nghe các chị có chồng than vãn chuyện ăn uống linh đình từ sáng đến tối suốt mấy ngày liền. Nhưng việc của dâu mới là ở dưới bếp chứ không phải ngồi thảnh thơi ăn uống, lúc nào cũng trong tâm thế chân chạy tiếp đồ ăn mỗi khi có ai yêu cầu.
Nấu nướng đã khổ rồi, dọn dẹp cũng chẳng sung sướng gì khi mỗi lần ăn uống là lại linh đình "3-4-6 mâm, em có bỏ sót mâm nào không?". Tay chưa ngớt dầu mỡ đã đỏ tấy nứt nẻ vì ngâm trong nước lạnh. Chồng nhiều khi vô tâm, ăn nhậu đến tận khuya, chẳng biết có một người lặng lẽ chờ dọn mâm lúc nửa đêm.
Nếu là fan của bộ phim truyện đình đám "Sống chung với mẹ chồng", hẳn bạn sẽ nhớ rất nhiều câu thoại ấn tượng trong phim. Trong phạm vi bài viết, tôi lại nhớ câu nói của bố chồng Vân: "Để xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu, chẳng qua là vì hai người không thích nghi kịp với sự thay đổi thân phận của mình mà thôi. Là mẹ chồng ai cũng nói rằng mình sẽ đối xử tốt với con dâu như con đẻ nhưng có làm được đâu. Còn con dâu, trước khi về nhà chồng cũng nói là mình sẽ cư xử với mẹ chồng tốt như mẹ đẻ của mình, nhưng cũng chỉ nói vậy thôi."
Mẹ chồng quên mất mình cũng từng là dâu mới với bao bỡ ngỡ. Còn dâu mới thiếu đi sự chia sẻ với người mẹ thứ hai của mình. Nhưng nếu cả hai người phụ nữ cùng mở lòng, suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực thì có lẽ mọi chuyện đã chẳng phức tạp và Tết đầu tiên xa nhà của dâu mới vẫn sẽ ấm áp trọn vẹn.
Muốn hòa nhập nhanh với nếp nhà chồng, chẳng có gì bằng việc nhờ mẹ chồng chỉ bày. Hãy thể hiện sự chân thành, cầu thị. Việc gì không biết thì hỏi, lạ rồi sẽ hóa quen.
Tết gần kề rồi, hãy cùng mẹ chồng gánh vác việc dọn dẹp trong nhà. Có thêm dâu mới đỡ đần chắc mẹ sẽ vui và đỡ mệt nhiều lắm. Sáng dậy sớm một chút, hai mẹ con cùng xách làn đi chợ. Mẹ sẽ chỉ cho bạn chỗ này bán đồ ngon, chỗ kia có món lạ. Rồi cùng mẹ chuẩn bị một bữa cơm tất niên thật ngon, để cả gia đình quây quần bên nhau thật ấm cúng.
Sau bữa ăn, dọn dẹp gọn gàng, trong khoảnh khắc chờ đón Giao thừa thiêng liêng, nàng dâu hãy chủ động hơn trong việc nhà cùng mẹ chồng! Nàng dâu mới nhớ pha ấm trà Lipton ấm nóng thật nhanh nhé! Bày biện chút mứt quả. Tách trà đậm vị bắt đầu câu chuyện ấm tình. Làn khói mỏng mảnh bay lên từ ấm trà nhè nhẹ quyện trong câu chuyện của bố chồng nhớ về Tết của những ngày xưa ấy. Vị trà thơm mở đầu câu chuyện của mẹ về ngày bé thơ của cậu con trai, nay đã yên bề gia thất cùng nàng dâu mới. Hương trà đậm đọng lại cảm giác chát nhẹ nơi đầu lưỡi đặc trưng của trà giúp cho câu chuyện đêm giao thừa cứ như nối dài mãi đan xen cùng tiếng cười nói giòn giã.
Đó cũng là khoảnh khắc nàng dâu nhận ra được sự gần gũi, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Bức tường khoảng cách được phá vỡ để nàng dâu chẳng còn ngần ngại, mở lòng nhiều hơn với gia đình bên chồng. Trong không gian ấm áp, quây quần bên tách trà, nàng dâu nhận ra rằng, nhà chồng cũng là ngôi nhà thứ hai, là tổ ấm thực sự và bố mẹ chồng cũng như bố mẹ đẻ đều là người thân của mình.
Thế rồi, câu chuyện cứ rộn ràng hơn, tự nhiên hơn bên bàn trà trong cả mấy ngày Tết không dứt.
[/tintuc]