[tintuc]
VỀ QUÊ CHỒNG ĂN TẾT VÀ NHỮNG NỖI LO SỢ CỦA NGƯỜI VỢ


Tết là "ngày hội đoàn viên", là dịp để mọi người trong gia đình cùng nhau nhìn lại một năm và lên những kế hoạch cho năm mới. Nhưng với những người dâu mới, lần đầu tiên phải xa bố mẹ và ăn Tết nơi quê chồng sẽ có những cảm xúc rất khác...
Trong vô số cái đầu tiên, thì việc đón Tết đầu tiên tại quê chồng là điều khiến các nàng dâu mới phải bận tâm, lo lắng nhất.

Háo hức, hồi hộp xen lẫn lo lắng, bâng khuâng… là tâm trạng chung của các nàng dâu mới khi nghĩ đến cái Tết đầu tiên ở nhà chồng.

Dưới đây chính là tâm sự của một số tâm sự của các nàng dâu nhân ngày Tết sắp về:

Ve que chong an tet va nhung noi lo so cua nguoi vo


1. Tết cổ truyền năm nay là lần đầu tiên chị Vân Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) đón Tết cùng với gia đình nhà chồng. Chị quê ở Thái Bình, mới kết hôn từ tháng 9.2018. Hiện chị đang sống cùng với gia đình chồng ở phố Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Khi được hỏi về tâm trạng khi đón Tết đầu tiên ở nhà chồng, chị tâm sự: “Tâm trạng khi Tết về của tôi, thì năm nào cũng như năm nào, cảm giác háo hức, hồi hộp, rộn ràng, mong chờ. Năm nay cũng không ngoại lệ, tuy nhiên bên cạnh niềm vui khi Tết về cũng chen lẫn cảm giác bâng khuâng, hơi buồn, và nhớ gia đình, nơi có mẹ và các em”.

Ve que chong an tet va nhung noi lo so cua nguoi vo

Tuy là dâu mới, nhưng chị Vân Anh được bố mẹ chồng tạo điều kiện rất nhiều trong việc chuẩn bị đón Tết ở cả 2 nhà nội và ngoại. Thời gian chủ yếu là chị đón Tết với gia đình chồng. Còn về phía nhà ngoại, anh chị sắp xếp về được 2 lần, trước và sau Tết.

Chị chia sẻ: “Bố mẹ chồng tôi vui tính và tâm lý, cho nên tôi có cảm giác như với bố mẹ mình vậy… khá thoải mái, gần gũi và tình cảm…”.


Về việc sắm Tết, chị đã cùng mẹ chồng, chị chồng và các cháu tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần đi siêu thị mua các thứ đồ cần thiết. Chị cảm thấy rất vui vì đây là dịp để cả gia đình đi mua sắm cùng nhau, tăng thêm tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.

Ve que chong an tet va nhung noi lo so cua nguoi vo

2. Cho đến giờ, đã qua ba cái Tết làm dâu nhưng chị Đào (Vĩnh Phúc) vẫn còn nhớ như in cái Tết đầu tiên tại quê chồng (Hải Phòng). Sự hồi hộp, lo lắng cộng với chút “đoảng” của người con gái lần đầu tiên làm dâu khiến chị nhiều phen ngượng chín mặt.

Vốn là cô con gái út trong gia đình khá giả, chị được bố mẹ cưng chiều, ít khi phải để ý chuyện bếp núc, lại càng không phải lo toan chuyện chuẩn bị Tết sao cho chu toàn. 22 tuổi, vừa mới ra trường, chị đã lấy chồng.

Vì mùa Tết đầu tiên chưa đi làm nên chị Đào không phải lo sắm quà Tết, chỉ phải theo mẹ chồng ra chợ sắm đồ. Nhưng “tránh trời không khỏi nắng”, là dâu trưởng trong nhà, chị không thể không lo chuyện bếp núc, sắm sửa mâm cơm ngày Tết.

Ve que chong an tet va nhung noi lo so cua nguoi vo

Việc khiến chị khiếp đảm nhất là cắt tiết gà. Vốn chưa bao giờ cầm dao thịt con vật đang sống, chị loay hoay tìm cách “chối việc” nhưng không thể... Chị nhắm mắt nhắm mũi cắt mà vẫn không thấy tiết đâu, buông tay ra thì con gà chao đảo chạy khắp sân. Mẹ chồng chị từ bếp nhìn ra tỏ ý vừa bực vừa buồn cười, còn chị thì run run cầm con dao đứng như chôn chân tại chỗ.

Không chỉ vậy, ngay cả việc đơn giản như cắt bánh chưng chị cũng chưa thạo. Chiếc bánh chưng vuông vào tay chị biến thành 8 miếng dở tròn dở méo, be bét cả nhân lẫn thịt. Chị cười bảo: “May mà mẹ chồng mình tốt tính nên lúc đó chỉ nhẹ nhàng chỉ dạy cách cắt bánh chưng, phải đặt giang thế nào, rút cây giang nào trước… Mình vừa ngượng vừa thương mẹ có nàng dâu đoảng”.

Chị Đào chia sẻ: “Mình mới về làm dâu nên không biết quê chồng có phong tục vào lúc giao thừa, con cái phải ngồi nghe bố mẹ răn dạy lễ nghĩa, rồi cả nhà cùng đón năm mới. Tối hôm đó, mình với chồng xin phép bố mẹ đi chơi, hứng lên rủ nhau vào trung tâm thành phố xem bắn pháo hoa đến 1h sáng mới về. Về đến nhà, mình hốt hoảng thấy bố mẹ vẫn ngồi bên mâm cơm chờ. Dù chỉ bị nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng mình vẫn thấy áy náy vì không chịu tìm hiểu phong tục ngày Tết ở quê chồng từ trước”.

Cái Tết đầu tiên ở quê chồng giúp chị Đào nhận ra, học làm dâu còn khó hơn học chữ. Những trải nghiệm bi hài ấy cho đến sau này, khi đã “thạo” việc làm dâu chị vẫn không thể quên.

Ve que chong an Tet va nhung noi lo so cua nguoi vo

Có mấy ai không phải trải qua lần đầu tiên đón Tết bên nhà chồng. Dù khó khăn, bỡ ngỡ nhưng đó lại là những trải nghiệm quý báu cho mỗi nàng dâu. Chỉ cần các nàng dâu mới chuẩn bị kỹ càng, chu đáo một chút cùng với tấm lòng chân thành với nhà chồng thì chắc chắn sẽ có cái Tết đầu tiên đáng nhớ, đầy ắp niềm vui.
Người phụ nữ họ đã chấp nhận rời xa vòng tay yêu thương của bố mẹ để đến với gia đình mới, chăm lo cho gia đình chồng, chắc chắn sẽ có rất nhiều điều bỡ ngỡ. Hơn ai hết, người vợ rất cần một vòng tay bên cạnh mình, họ chỉ có một người thân nhất bên cạnh tại thời điểm đó chính là chồng mình, người chồng hãy ở bên vợ của mình để an ủi, cùng nhau vượt qua những khó khăn ban đầu, sẽ là một tổ ấm hạnh phúc nhé các chàng trai.
[/tintuc]

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm